Sử dụng vi sinh vật xử lý nước thải là phương pháp hiệu quả và được áp dụng rất nhiều hiện nay. Đây là các quần thể vi sinh được phân lập, phát triển cho mục đích lọc các chất có hại trong nước thải. Tùy theo từng loại nước thải khác nhau sẽ có những loại vi sinh vật khác để có thể xử lý và làm sạch chất thải trong nước.
Sử dụng vi sinh vật xử lý nước thải là phương pháp được áp dụng rất nhiều hiện nay
Có rất nhiều loại vi sinh vật trong xử lý nước thải gồm vi khuẩn, virut, các loại tảo nguyên sinh, hay thậm chí là thực vật bậc cao. Hôm nay chúng tôi xin giới thiệu một số loại vi sinh vật chuyên xử lý chất thải có khả năng tiêu diệt chất độc trong nước thải đến bạn.
Các loại vi khuẩn: Trong nước thải thì vi khuẩn có khả năng quang hợp các loại chất hữu cơ trong tự nhiên và trong các bể xử lý chất thải. Một lưu ý rằng nếu bạn muốn sử dụng vi khuẩn để xử lý nước thải thì phải tìm hiểu kỹ. Vì nếu bạn sử dụng không đúng hoặc nuôi cấy vi khuẩn sai sẽ dẫn đến tạo ra nguồn chất độc cho nước.
Các loại vi sinh vật xử lý nước thải
Nấm: Đây là sinh vật có cầu tạo đa bào, không cần quang hợp và là loài dị dưỡng. Sử dụng các loại chất từ chất thải hữu cơ để làm chất dinh dưỡng nuôi sống bản thân, từ đó nấm trở thành vi sinh vật làm sạch nước. Một điều kiện thuận lợi là bạn có thể nuôi cấy nấm trong môi trường có độ ẩm thấp và độ PH. Nếu trong các bể chất thải mà không có nấm sẽ làm cho carbon không thể phản ứng trong nước thải và quá trình xử lý vi sinh bị chậm lại.
Nấm là một loại vi sinh vật xử lý nước thải
Tảo: Là loại sinh vật mà bạn không nên sử dụng trong quá trình phân hủy chất thải vì chúng sẽ tạo ra một lớp màng trên bề mặt nước ngăn quá trình thoát khí và phản ứng xử lý chất thải hữu cơ. Một điều quan trọng nữa là tảo nở hoa sẽ làm chất lượng nguồn nước bị giảm xuống và chất độc trong nước sẽ tăng lên tạo ra mùi khó chịu trong nước. Chắc bạn đã nghe một số hồ nước ngọt ngoài tự nhiên ngã màu do tảo và nước trong hồ bị nhiễm độc không thể sử dụng.
XEM THÊM: Xử lý nước thải nhiễm dầu mỡ
Không nên sử dụng tảo trong quá trình xử lý chất thải
✅ Đầu tiên nếu bạn muốn nuôi cho vi sinh vật có lợi phát triển thì bạn phải biết một nguyên tắc đó là nitơ và phốt pho đây là 2 chất chính để sinh vật phát triển, bạn có thể pha theo tỷ lệ hữu cơ như 100/5/1.
✅ Bạn phải đảm bảo nước thải sinh hoạt phải có chất hữu cơ nếu chỉ toàn là rác vô cơ thì vi sinh vật sẽ không bao giờ phát triển và xử lý chất thải được.
✅ Đảm bảo nồng độ và lưu lượng oxy trong bể xử lý nước thải được chia thành 3 loại khác nhau. Đầu tiên nếu không có oxy thì gọi là quá trình xử lý vi sinh kị khí, nồng độ khí oxy vừa phải thì gọi là quá trình xử lý chất thải thiếu khí, một trường hợp nữa là nếu xử lý chất thải nhiều khí thì gọi là xử lý hiếu khí.
Điều kiện để nuôi vi sinh trong nước thải
✅ Để đảm bảo quá trình xử lý chất thải tốt nhất mà không làm ảnh hưởng đến vi sinh vật thì người ta thường để chất lượng của bể nằm ở nhiệt độ từ 25-37 độ C. Nếu cao quá hoặc thấp quá thì vi sinh vật không thể phát triển được.
✅ Bạn cũng phải xử lý nồng độ PH trong bãi tốt nhất là rơi vào khoảng từ 6,5 đến 7,5.
Nước thải sinh hoạt phải có chất hữu cơ thì vi sinh mới có thể xử lý chất thải
Nuôi cấy vi sinh xử lý chất thải thế nào?
Trong việc xử lý chất thải nuôi cấy vi sinh vật thì quá trình nuôi cấy là quan trọng nhất nó quyết định vi sinh có đủ khỏe để có thể xử lý chất thải sau này không? Vì đây là giai đoạn quyết định vi sinh có thích ứng được với môi trường hay không?
Nếu muốn nuôi vi sinh vật trong nước thải theo hướng khỏe mạnh cho bể xử lý chất thải bạn có thể nuôi theo khoảng công thức mà mọi người thường hay áp dụng dưới đây.
Bình thường trong một bể nước thải bạn cần nuôi cấy thì sẽ được tính theo công thức sau đây: A=(m x V)/1000.
Áp dụng công thức nuôi vi sinh vật trong nước thải
Trong đó quy định
A: Khối lượng vi sinh vật được dùng để nuôi cấy trong 1 ngày (kg/ngày)
M: Tùy thuộc vào nồng độ ô nhiễm chất thải mà liều lượng vi sinh vật sẽ được phân bố bình thường rơi vào khoảng 70ml (50-100)ml.
V: Thể tích của bể xử lý chất thải sinh học (hiếu khí hay là kị khí).
Các quy định trong công thức nuôi vi sinh vật trong nước thải
Ứng dụng vi sinh vật trong xử lý nước thải thực tế
Ngày nay việc áp dụng công nghệ xử lý nước thải bằng cách dùng vi sinh vật được áp dụng rộng rãi trong đời sống thường ngày chứ không còn tập trung xử lý theo nhà máy như lúc xưa. Một số ứng dụng như xử lý chất thải từ nhà hàng, khách sạn, nhà máy chế biến thực phẩm, cao su... Tùy theo từng loại mà có kế hoạch sử dụng vi sinh khác nhau.
Ứng dụng vi sinh vật trong xử lý nước thải thực tế
Nước thải sinh hoạt là một lượng chất thải đổ ra do con người từ các nhà vệ sinh thường ngày. Có thể kể đến như nước thải từ bồn rửa chén, máy giặt hay nhà vệ sinh, loại chất thải này có một điều đặc biệt là nếu không xử lý rất dễ lây lan mầm bệnh từ con người qua con người và nó chứa vi khuẩn, vi trùng mang mầm bệnh chết người. Nhưng đây cũng là loại nước thải mà vi sinh vật dễ dàng xử lý nhất, tùy theo tỷ lệ hộ dân hay đầu người mà bạn có thể cho các loại vi sinh vật xuống với chất lượng hợp lý.
Vi khuẩn vật giúp xử lý nước thải sinh hoạt
Hỏi: "Tôi đang muốn mua vi sinh vật kỵ khí về để xử lý nước thải, nhưng tôi không biết quy trình của loại vi sinh này như thế nào, công ty có thể cho tôi biết được không?"
Đáp: "Vi sinh vật giúp phân hủy các hợp chất hữu cơ trong nước thải ở điều kiện kỵ khí, nghĩa là không được cung cấp oxy. Quy trình này bao gồm các giai đoạn chính sau: Thủy phân, cắt mạch các hợp chất cao phân tử, acid hóa, acetate hóa, methane hóa.
Tuỳ theo trạng thái của vi sinh vật kỵ khí trong xử lý nước thải, có thể chia quá trình thành: Quá trình xử lý kỵ khí với vi sinh vật sinh trưởng dạng lơ lửng như quá trình tiếp xúc kỵ khí, quá trình xử lý bùn kỵ khí với dòng nước đi từ dưới lên (UASB). Quá trình xử lý kỵ khí với vi sinh vật sinh trưởng dạng dính bám như quá trình lọc kỵ khí.
Hỏi: "Khi sử dụng vi sinh vật để xử lý nước thải thì cần lưu ý những điều gì?''
Đáp: "Tùy thuộc vào đặc tính nước thải mà quy trình xử lý bằng vi sinh vật của hệ thống sẽ có sự khác nhau. Tuy nhiên dù quy trình như thế nào thì đơn vị vận hành hệ thống xử lý nước thải bằng vi sinh cũng phải nắm được các điểm cơ bản về cách nuôi cấy vi sinh vật trong hệ thống xử lý nước thải, các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của vi sinh vật như nhiệt độ, độ pH, các chất vi lượng…
Để quy trình xử lý nước thải bằng vi sinh vật diễn ra thuận lợi và đạt hiệu quả tối ưu thì bên cạnh các lưu ý trên, đơn vị vận hành cần đặc biệt lưu ý khi chọn sản phẩm men vi sinh. Một sản phẩm men vi sinh chất lượng khi thích nghi tốt môi trường, hiệu suất xử lý tối ưu, có khả năng xử lý với nồng độ chất ô nhiễm cao, một số cần hoạt động tốt trong môi trường có độ mặn cao (nước thải chế biến thủy sản)…"
Trên đây là các loại vi sinh vật xử lý nước thải được áp dụng nhiều nhất hiện nay. Hi vọng bạn có thể nắm được thêm một số kiến thức cần thiết và áp dụng vào công cuộc bảo vệ môi trường sống của chúng ta.
Tags: xử lý nước thải bằng vi sinh vật, vi khuẩn xử lý nước thải, vi sinh xử lý nước thải công nghiệp, xử lý nước thải bằng vi sinh vật, xử lý nước thải bằng vi sinh, vi sinh xử lý nước thải sinh hoạt